Các bạn có thể xem thêm : phần 1 và phần 2.
Thiết kế mối hàn
Độ bền kim loại mối hàn
– Que hàn phải đảm bảo có giới hạn chảy tương đương với cường độ đặc trưng của thép hàn.
– Trong trường hợp chịu cắt, giới hạn chảy khi chịu cắt được lấy như sau:
a) 115 Mpa cho kim loại hàn có giới hạn chảy nhỏ hơn 410 MPa;
b) 160 Mpa cho kim loại hàn có giới hạn chảy không nhỏ hơn 410 Mpa;
– Thiết kế liên kết và độ bền
– Liên kết đối đầu phải được hàn thấu hoàn toàn.
– Liên kết ốp táp và ghép chồng phải thực hiện bằng các đường hàn góc vát hoặc đường hàn góc chữ V.
– Khả năng chịu lực của liên kết hàn được tính theo công thức sau:
F = tw x T x Lw
(1)
trong đó:
F – Khả năng chịu lực của liên kết hàn, tính bằng đơn vị Niu tơn (N);
tw – Cường độ tính toán khi cắt của kim loại hàn, tính bằng Mêgapascan (MPa);
T – Chiều dày tính toán của mối hàn, tính bằng milimet (mm).
Lw – Chiều dài đường hàn, tính bằng milimet (mm).
– Đối với dạng liên kết hàn góc vát, chiều dày tính toán của mối hàn chính là khoảng cách ngắn nhất tính từ bề mặt tiếp giáp thép tấm với thép cốt đến bề mặt mối hàn trừ đi 0,2d .
– Chiều dài này phải nằm trong khoảng từ trị số bề rộng mối hàn đến trị số lớn nhất là 0,3d.
CHÚ THÍCH:
1) Độ bền của mối hàn không được nhỏ hơn độ bền của thép cốt.
2) Khả năng chịu lực của các đường hàn này chính là tích số cường độ chịu cắt của kim loại mối hàn và diện tích chịu lực của chúng.
3) Giá trị 0,2d chính là phần không thể hàn thấu hết được ở chân mối hàn.
a) Chiều dày tính toán mối hàn T tính bằng T1 trừ đi 0,2d. Để đơn giản trong kiểm tra hiện trường, chiều dày tính toán mối hàn có thể lấy bằng W;
b) Để đơn giản trong kiểm tra hiện trường, chiều dày tính toán mối hàn T có thể lấy bằng W/2
– Chiều dày tính toán mối hàn
– Đối với dạng liên kết hàn góc chữ V, chiều dày tính toán của mối hàn cũng tính như dạng liên kết hàn góc vát, trừ một số trường hợp cụ thể quy định từ 0,5 lần bề rộng mối hàn đến trị số lớn nhất là 0,3d.
– Trường hợp liên kết hàn thép cốt có đường kính khác nhau thì phải tính toán theo đường kính thanh nhỏ hơn.
Đối với các mối hàn góc, tổng chiều dài tối thiểu của đường hàn L (mm) để truyền toàn bộ lực kéo của thép cốt được tính theo công thức sau:
L = (p x 0,87 x sy/4 x T x tw) x d2
(2)
trong đó:
d – Đường kính thép cốt, tính bằng milimet (mm);
T – Chiều dày tính toán của mối hàn, tính bằng milimet (mm);
sy – Cường độ đặc trưng xác định của thép cốt, tính bằng megapascan (MPa);
tw – Cường độ tính toán khi cắt của kim loại, tính bằng megapascan (MPa).
– Chiều dài lớn nhất của đường hàn góc phải bằng 5d. Trường hợp khi có yêu cầu đường hàn dài hơn, đường hàn phải được phân thành các đoạn hàn không nhỏ hơn 1,5 d. Khoảng cách giữa các đoạn hàn này không nhỏ hơn 5d (Hình 4).
Xem thêm: Giá Máy Nén Khí Trục Vít, Giá Máy Nén Khí Trục Vít Kobelco
Kỹ thuật hàn:
a) Điều kiện thời tiết
– Không được phép hàn dưới trời mưa, có gió thổi mạnh trừ khi được che chắn, Bề mặt thép hàn phải đảm bảo khô ráo.
– Nung nóng sơ bộ
b) Quy định chung
– Tuân thủ theo 12.2.3 và 12.2.4 khi không thí nghiệm quy trình hàn. Nếu quy trình hàn được thí nghiệm thì các quy định ở 12.2.3 và 12.2.4 không phải áp dụng.
– Hàm lượng các bon tương đương (Ce)
– Các trị số Ce ở các Bảng 2 và Bảng 3 và ở các Hình 7 và Hình 8 là các trị số phân loại thép hàn.
– Trị số Ce (%) được tính theo công thức sau:
– Ce = C + Mn/6 + (Cr + Mo + V)/5 + (Ni + Cu)/15 (3)
trong đó:C, Mn, Cr, Mo, V, Ni, Cu – hàm lượng các nguyên tố hóa học có trong vật liệu thép cốt bê tông được xác định bằng phương pháp phân tích, tính bằng phần trăm (%).
– Liên kết hàn đối đầu và hàn chữ thập
– Liên kết hàn đối đầu và hàn chữ thập, kể cả hàn đính chữ thập nếu có yêu cầu về nung nóng sơ bộ thì lấy theo các giá trị ghi ở các Bảng 2 và Bảng 3.
– Liên kết hàn ốp táp và hàn ghép chồng
– Năng lượng đường (Q), được xác định theo công thức:
Q = (U x I/ V) x 10-3 (KJ/mm) (4)
trong đó:
U – Điện áp hồ quang, tính bằng vôn (V);
I – Dòng điện hàn, tính bằng ampe (A);
V – Tốc độ hàn, tính bằng milimét trên giây (mm/s).
– Trong trường hợp hàn hồ quang tay có thể tính năng lượng đường Q theo công thức trên hoặc bằng cách tra trong các Bảng 4, Bảng 5 và Bảng 6.
Áp dụng gia nhiệt hàn
– Trong mọi trường hợp, nếu cần nung nóng sơ bộ, phải sử dụng ngọn lửa khí đốt hoặc bằng nhiệt điện. Nên dùng thiết bị chuyên dùng để nung nóng.
– Khi hàn một lớp, nhiệt độ ở vùng liên kết không được phép thấp hơn nhiệt độ quy định cho nung nóng sơ bộ.
– Khi hàn không liên tục, hoặc khi nhiệt độ ở vùng liên kết thấp hơn nhiệt độ phải nung nóng sơ bộ, vùng liên kết đó phải được nung nóng lại trước khi hàn lượt sau.
– Khoảng cách nung nóng sơ bộ tính từ điểm hàn không nhỏ hơn 75 mm. Tuy nhiên, trong mọi vị trí của liên kết không cho phép bất cứ điểm nào lớn hơn 325 oC.
– Trị số nung nóng sơ bộ cho liên kết phải được xác định bằng các dụng cụ đo. Tốc độ nung nóng trong khoảng 2 min tính cho 25 mm đường kính thép cốt.
Mức tăng nhiệt trong quá trình hàn
– Để tránh sự gia tăng nhiệt quá mức làm thay đổi cơ tính kim loại, nhiệt độ thép cốt quy định không vượt quá 325 oC đo từ điểm cách điểm vừa được hàn 25 mm.
Hồ quang lệch
– Không được phép hàn khi hồ quang lệch khỏi đường định hàn. Các khuyết tật do hàn lệch hồ quang gây ra như rạn nứt, lõm khuyết, Hình dạng mối hàn không hợp lý phải được xử lý bằng phương pháp cơ hộ.
Vệ sinh hàn
– Trước khi hàn tiếp lên lớp hàn trước, phải tẩy sạch xỉ khỏi lớp hàn. Không cho phép có sơn ở liên kết hàn. Các khuyết tật quan sát được như khuyết lõm, rạn nứt phải được xử lý trước khi hàn lớp tiếp theo.
Hàn đính
– Hàn đính phải thực hiện với kích thước tối thiểu đủ để đảm bảo định vị khi lắp ráp thép cốt cho bước hàn chính thức. Kích thước mối hàn đính cho liên kết ghép chồng: chiều cao tối thiểu 4 mm, chiều dài tối thiểu 25 mm. Thép cốt có yêu cầu nung nóng sơ bộ phải thực hiện trước khi hàn đính theo yêu cầu nêu ở các Hình 7 và Hình 8.
– Hàn đính liên kết chữ thập phải đảm bảo sao cho chiều cao mối hàn không nhỏ hơn 1/3 đường kính thanh thép cốt nhỏ hơn, hoặc bằng 6 mm (chọn giá trị lớn hơn trong hai giá trị nêu trên).
– Thép cốt có yêu cầu nung nóng sơ bộ phải thực hiện trước khi hàn đính theo yêu cầu nêu ở các Bảng 2 và Bảng 3.
Khuyết tật liên kết
– Liên kết không đạt yêu cầu tiêu chuẩn phải được xử lý và hàn lại theo đúng yêu cầu quy định.
Phương pháp hàn
– Có thể sử dụng các phương pháp hàn: hàn hồ quang tay, hàn bán tự động trong khí bảo vệ, hàn không có khí bảo vệ.
CHÚ THÍCH: Các phương pháp hàn khác có thể sử dụng khi đã qua thử nghiệm.
CHÚ THÍCH:
1) Đồ thị này áp dụng cho các vật liệu hàn có quy định hàm lượng hyđrô thấp;
2) Bề dày liên kết tính bằng tổng các đường kính thép cốt và chiều dày thép hình.
Đồ thị nung nóng sơ bộ cho các liên kết hàn ốp táp, ghép chồng và đính, áp dụng cho thép cốt có hàm lượng cácbon tương đương không lớn hơn 0,42 %.
CHÚ THÍCH:
1) Đồ thị này áp dụng cho các vật liệu hàn có quy định hàm lượng hyđrô thấp. Đối với các vật liệu có hàm lượng hyđrô cao thì phải nung nóng sơ bộ cao hơn 500 oC, trừ trường hợp thép cốt có đường kính lớn hơn 25 mm vì khi đó thì không được phép hàn;
2) Bề dày liên kết tính bằng tổng các đường kính thép cốt và chiều dày thép hình.
Đồ thị nung nóng sơ bộ cho các liên kết ốp táp, ghép chồng và dính, áp dụng cho thép cốt có hàm lượng cácbon tương đương lớn hơn 0,42 % đến 0,51 %