Khí Ar tinh khiết 100% được dùng cho hầu hết các loại vật liệu kim loại trừ thép, đôi khi có thể sử dụng 100% He để hàn các tiết diện bề dày của vật liệu dẫn nhiệt cao (Al, Mg, Cu). Khí He có tính dẫn nhiệt cao hơn so với Ar, do đó đối với dòng điện hàn và chiều dài hồ quang cho trước, sẽ có điện áp hồ quang cao hơn và nhiệt lớn hơn. Nhược điểm của He tinh khiết là vũng hàn rộng hơn so với các khí bảo vệ khác. Điều này được khắc phục bằng cách sử dụng hỗn hợp Ar-He với 50-80% He. Sự truyền kiểu phun sử dụng Ar bảo vệ tốt hơn so với He.
Hình dạng mối hàn và độ ngấu với những loại khí bảo vệ khác nhau
Khi thay Ar bằng He, cần chú ý Ar có trọng lượng riêng lớn gấp 10 lần He. Do đó Ar tạo thành lớp bảo vệ phía trên vũng hàn sau khi ra khỏi ống phun, He dâng lên theo kiểu xoáy và dễ thoát vào không khí, do nhẹ hơn không khí, lưu lượng khí Ar cần dùng thấp hơn so với He.
Ni tơ tinh khiết hoặc hỗn hợp với Ar được dùng để hàn Cu được cấp lượng nhiệt lớn hơn và rẻ tiền hơn nhiều so với He.
CO2 được dùng rộng rãi để hàn thép C trung bình, do khí này có giá thành tương đối rẻ tiền, mối hàn ổn định với các tính chất cơ học đạt yêu cầu ở tốc độ hàn cao và độ ngấm đường hàn tương đối sâu. Nhược điểm của CO2 là thường gây ra sự bắn tóe kim loại lỏng khi hàn. Có thể khắc phục hiện tượng này bằng cách sử dụng hồ quang ngắn và giữ ổn định đầu điện cực.
Hỗ hợp Ar-CO2 với 20-50% CO2 thường được dùng để hàn thép C trung bình, cũng có thể được dùng cho thép không gỉ, nhưng có thể làm tăng hàm lượng C trong mối hàn và giảm tính chổng gỉ. Hỗn hợp để phản ứng gồm 90% He – 7.5% Ar – 2.5% CO2 thường được dùng cho thép không gỉ. Đối với thép hợp kim thấp, hỗn hợp thông dụng là 60-70% He, 25-35% Ar và 4-5% CO2.